Ngã rẽ riêng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Ngã rẽ riêng

Ngã rẽ riêng

Admin (173)
vothanhvi (126)
nhoxbi (83)
gấu ngốc (35)
dark_angel (34)
bin (32)
tuanlinh (31)
khoa1012 (26)
nhi.lan (24)
smile (14)


Gửi bài mới Trả lời chủ đề này
“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Empty9/8/2011, 20:58

“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_01 “Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_02 “Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_03
“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_04 Admin “Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_06
“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_07 “Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_08 “Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Bgavatar_09

Admin
Điều Hành Diễn Đàn
Điều Hành Diễn Đàn
Thông Tin Cá Nhân
Bài : 173
Điểm : 14757
Thanks : 35
Ngày tham gia diễn đàn : 17/05/2011

102
text:
“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Left_bar_bleue102/102“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh! Empty_bar_bleue  (102/102)
Bài gửiTiêu đề: “Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh!
Trong xã hội, thường những đối tượng nào bị đẩy vào nhóm yếu thế mới thấy được sự bất bình đẳng dù ít dù nhiều trên nhiều phương diện. Đối với vấn đề đồng tính nói riêng và nhóm đối tượng yếu thế nói chung thường có điểm chung là bình thường thì không mấy ai nhắc đến nhưng nếu có một sự kiện nào đó nổi bật liên quan đến sự bình đẳng của họ trong xã hội thì tự nhiên sẽ thành “tâm điểm”, nhận được sự quan tâm của hầu hết tầng lớp trong xã hội.

Tuy nhiên, để “tâm điểm” hay sự quan tâm này tồn tại lâu dài, phát triển thành làn sóng ủng hộ hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Những “đám cưới đồng tính” trong thời gian qua ở Việt Nam là một trong những loại sự kiện có tính chất rõ rệt như trên. Bài viết dưới đây chỉ xin nhắc đến những vấn đề có liên quan, chưa tham vọng đi sâu tìm ra hướng đi nào đó cụ thể cho cộng đồng người đồng tính hiện nay ở Việt Nam.

1. Những hiệu ứng

Phải nói rằng trong thời điểm như hiện nay khi mà vấn đề nhân quyền đang thực sự nóng hơn bao giờ hết, từ các quốc gia, dân tộc này đến các quốc gia, dân tộc khác thì ngày càng có nhiều nhóm đối tượng muốn lên tiếng để mong nhận được sự bình đẳng trong xã hội, chí ít là những quyền liên quan đến hạnh phúc cá nhân. Khi đó, hai “đám cưới” của hai cặp đồng tính nữ (ở Hà Nội, tháng 12/2010) và đồng tính nam (ở TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2011) thực sự trở thành hiện tượng vì thực tế pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa cho phép kết hôn đồng giới. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, dù những hiện tượng này chưa được pháp luật công nhận nhưng đã tạo ra những hiệu ứng nhất định:

– Thường thì các cặp đôi đồng tính rất ngại công khai (come out) với gia đình, xã hội về giới tính và tình yêu của mình. Vì vậy, mỗi khi có ai đó dám công khai sự thật về giới tính thì luôn nhận được sự ủng hộ, sự ngưỡng mộ (đôi khi chỉ là ủng hộ hay ngưỡng mộ ngầm) và thậm chí là “ước gì mình được như họ” của cộng đồng người trong giới.


Có thể với hai cặp đôi nói trên đã công khai với gia đình, với bạn bè từ trước đó nhưng việc họ tổ chức một buổi tiệc (mà giới truyền thông và mọi người vẫn gọi nó là “đám cưới”) thì việc công khai đã rộng rãi hơn. Giờ đây, hai cặp đôi ấy không chỉ lên tiếng cho bản thân mình mà đã đại diện cho cộng đồng trong giới công khai và khẳng định, hoàn toàn có thể có tình yêu trong giới của mình. Dũng cảm và tiên phong là những điều mà mọi người ca ngợi.

– Tại Việt Nam hiện nay, kiến thức cũng như nhận thức của xã hội, các tầng lớp còn khá hạn chế về đồng tính, ví dụ như hầu như ai cũng cho đây là bệnh, là sự đi ngược lại các giá trị cuộc sống cũng như nhân văn vì nó “không bình thường”. Vì vậy, trong bối cảnh đó, việc không ít người phản đối các sự kiện “đám cưới” này là điều cũng dễ hiểu. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người đồng tính có lối sống không lành mạnh, gây ra nhiều bức xúc cho các tầng lớp khác trong xã hội, làm cho cái nhìn không thiện cảm ngày càng tăng lên.

Chính vì vậy, người ta còn e dè với vấn đề nhạy cảm này, không muốn nhắc đến, không muốn luận bàn quá sâu, đôi khi còn hiểu sai trầm trọng về giới này. Từ đó, người đồng tính khó được sự cảm thông của xã hội, khó tiến tới công khai và tìm quyền lợi cho bản thân. Xuất phát từ những điều trên, Việt Nam chưa có được những thông tin, những định hướng đúng đắn cho vấn đề cộng đồng người đồng tính. Các hoạt động liên quan đến cộng đồng nhằm tìm kiếm bình đẳng cho cộng đồng khá manh mún, nhỏ lẻ thông qua các nhóm, câu lạc bộ, diễn đàn và gần đây nhất là những hoạt động của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE, Hà Nội).

Vì vậy, từ những “đám cưới” đồng tính này đã góp phần tạo nên một làn sóng, hay chính xác hơn là một cơ hội để các chủ thể có liên quan được lên tiếng về quan điểm của mình cho cộng đồng. Có lẽ, phải bắt nguồn từ báo chí, từ những làn sóng nhỏ để có thể tiến đến những đấu tranh liên quan đến xây dựng, ban hành pháp luật.

2. Những tồn tại

Thực sự hai “đám cưới” đồng tính ấy đã mang lại những hiệu ứng khả quan như trên và qua đó nó cho chúng ta thấy những vấn đề có lẽ nên nhìn nhận lại:

– Hầu như ai cũng xem đây là “kết hôn đồng giới”, là “kết hôn” trái phép. Hầu hết các phản hồi trên các diễn đàn, các trang tin đều nhận định chung như vậy. Tuy nhiên, thực tế những sự kiện như thế chưa thể được xem là “kết hôn” vì đơn giản pháp luật hiện nay chưa cho phép. Vì vậy nếu những cặp đôi này muốn “kết hôn” thực sự cũng không thể kết hôn được (trừ khi UBND xã/phường đồng ý cho cặp đôi này đăng ký kết hôn thì mới xem là đăng ký kết hôn trái phép).

Hãy nhìn nhận cái mà mọi người gọi là “đám cưới” ấy chỉ là một buổi tiệc, một cơ hội để họ công khai với nhiều người hơn mà thôi. Chúng tôi cho rằng, thông thường, hôn nhân không đơn giản chỉ là để ràng buộc nhau mà là để hai người có trách nhiệm hơn với nhau. Nếu không có trách nhiệm, thì dù có hôn nhân, có kết hôn hay không thì cũng như nhau. Đối với các cặp đồng tính ở Việt Nam thì bản thân việc yêu nhau đã là sự dũng cảm, công khai càng đáng quý (tuy không có sự công nhận của pháp luật nhưng sẽ rất hạnh phúc nếu họ vẫn luôn ở bên nhau lâu dài). Điều đó, nếu có xảy ra thì sẽ hạnh phúc hơn nhiều lần những cặp đôi nam nữ được Nhà nước công nhận mà lại sống không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.



– Có nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tương lai đất nước sẽ như thế nào, sẽ hy vọng gì vào những cặp đôi như thế này?”. Trong hàng loạt phản hồi cũng thấp thoáng những nội dung như câu hỏi này nhưng nó nhanh chóng bị lu mờ bởi những phản hồi ủng hộ, đồng tình, chúc mừng khác. Đây cũng là một câu hỏi đáng để suy nghĩ (có mặt được và chưa được). Đúng là các cặp đôi đồng tính chỉ có thể xin con nuôi hoặc nhờ người mang thai hộ (như vậy là không thể có con của mình hoặc chỉ có thể có con của 1 trong 2 người).

Nhưng nếu nói tương lai đất nước không chờ đợi được gì ở họ thì e là còn quá phiến diện. Bản thân họ cũng là những con người – một bộ phận của xã hội hiện đại. Hàng ngày họ vẫn góp sức mình cho xã hội qua công việc, cho dù là ở vị trí, quốc gia, dân tộc nào đi chăng nữa. Sự cống hiến cho đất nước có thể bằng nhiều cách, không thể chỉ nhận định việc không sinh sản bình thường là không mang lại điều gì cho tương lai đất nước. Thực tế, hầu hết những người đồng tính khá thành đạt, nhiều người rất tài năng, đóng góp trong nhiều lĩnh vực cho xã hội.

Họ “đồng tính” nhưng nếu họ tình cảm, họ sống tốt, sống chân chính, sống có ích thì hơn nhiều người “không đồng tính” nhưng là nợ nần của xã hội. Hơn nữa, thực sự số lượng người đồng tính chiếm rất ít trong tổng số dân của mỗi quốc gia, bên cạnh họ vẫn còn có những cặp vợ chồng nam nữ khác sinh con đẻ cái bình thường như ngàn đời nay. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc và lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

– Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều quan niệm vẫn thực sự chưa hiểu về giới đồng tính, vẫn xem đây là bệnh, không phải là một giới tính bình đẳng như 2 giới tính khác. Xin nhắc lại là tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ năm 1990.

Các tuyên ngôn nhân quyền của tổ chức Liên hợp quốc (UNESCO), đặc biệt là Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tháng 6/2011) đã khẳng định “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào”. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều quốc gia, khu vực cho phép kết hôn đồng giới (gần đây nhất là TP. New York của Hoa Kỳ).

Với xu hướng đó, Việt Nam không thể không thể hiện quan điểm của mình. Thực tế, trong chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội Khóa XIII của Việt Nam đã đưa tên Luật bảo vệ người đồng tính, người chuyển giới vào chương trình. Đây có thể xem là một bước tiến khá quan trong việc xây dựng và ban hành pháp luật tại Việt Nam về khía cạnh bảo vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Cho dù nó có thể không thành hiện thực giống như vấn đề quyền được chết (right to die, euthanasia, được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 nhưng Quốc hội không đồng ý thông qua) nhưng ít nhất, các nhà làm luật sẽ có sự ghi nhận, có sự tìm hiểu và nghiên cứu. Điều quan trọng nhất là nó có thể tạo nền tảng cho việc thay đổi được tầm nhìn và nhận thức. Trong thời gian sắp đến Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình cũng sẽ được tiến hành sửa đổi. Đây có thể được xem là những sự kiện sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội.

– Bên cạnh đó, nhiều người là đồng tính nhưng vẫn chưa thực sự hiểu về chính bản thân của mình. Một số quan niệm cho rằng hãy cố gắng hiểu bản thân mình trước, sau đó hãy mong mọi người, xã hội hiểu được mình, hiểu được cộng đồng của mình. Đối tượng yếu thế cần được lên tiếng nhưng nó phải xuất phát từ nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như nhận thức. Vì vậy, sự nhỏ lẻ, manh mún sẽ phải nhường bước cho những bước đi có quy mô hơn.

3. Lời kết

Cuộc chiến đấu tranh đòi bình đẳng giới tính trên thế giới thực sự rất lâu dài và đôi khi phải trả giá khá đắt. Tự thân những vấn đề liên quan đến giới, nhân quyền, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm luôn khó đạt được sự thống nhất quan niệm của toàn xã hội. Bài viết này muốn khẳng định, với vấn đề bảo vệ các đối tượng yếu thế nói chung và đối tượng người đồng tính (rộng hơn là người lưỡng giới, chuyển giới) phải tiến hành từ những vấn đề liên quan đến nhận thức, kiến thức và quan trọng là tạo được làn sóng mạnh mẽ có quy mô hơn nữa.

Từ đó, sẽ có những căn cứ cũng những cơ sở tác động nhất định cho việc pháp luật công nhận kết hôn đồng giới, tạo sự bình đẳng với các giới tính khác trong xã hội. Bản thân những đối tượng yếu thế này cũng cần tạo thêm sự thiện cảm từ những người xung quanh bằng những hành vi, lối sống lành mạnh, có ý thức hơn nữa./.



“Đám cưới đồng giới” và những vấn đề xung quanh!Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngã rẽ riêng » Xa Lộ Tin Tức » Tin Trong Giới-


Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất